Các trường học cần chủ động các biện pháp như vệ sinh, khử trùng xe ô tô dành cho việc đưa đón trẻ, lớp học… để phòng chống dịch bệnh tay-chân-miệng lây lan và hạn chế biến chứng nguy hiểm.

 

Bộ y tế thông báo đã ghi nhận gần 2.100 ca bệnh tay - chân - miệng

Trong những ngày nghỉ tết vừa qua riêng tại thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 30 ca mắc bệnh tay - chân - miệng. Đến ngày 12/02/2017 cả nước ghi nhận gần 2.100 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng. Với tính hình hiện tại, nếu gặp điều kiện thuận lời thì virus gây bệnh sẽ phát triển mạnh, nguy cơ bệnh tăng cao có thể xảy ra.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay - chân - miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, dễ lây lan vì trẻ có ít kháng thể hơn người lớn và ít khả năng miễn dịch khi tiếp xúc. Đây là một bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.

Nguyên nhân gây bệnh là do các loại vi rút thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi rút đường ruột týp 71 (EV71) và coxsackie A16. Vi rút EV71 có thể gây các biến chứng nặng.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên bị đau họng. Một hoặc hai ngày sau khi khởi phát sốt, xuất hiện đau trong miệng, có đốm đỏ như phỏng rộp và sau đó trở thành vết loét. Vết loét thường nằm trên lưỡi, nướu răng (lợi) và niêm mạc má. Phát ban trên da, không ngứa trong 1-2 ngày với những đốm màu đỏ khổng nổi hoặc nổi lên, có khi có rộp da. Ban thường nằm trong lòng bàn tay và lòng bàn chân, cũng có thể xuất hiện trên mông hoặc ở cơ quan sinh dục.

Người bị bệnh tay - chân - miệng có thể không biểu hiện triệu chứng, hoặc có thể chỉ có phát ban hoặc chỉ loét miệng. Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể diễn biến nhanh với các triệu chứng về thần kinh, hô hấp và nhanh chóng dẫn đến tử vong.

Bệnh rất nguy hiểm cho trẻ nếu bố mẹ phát hiện trễ và không điều trị kịp thời. Nguy hiểm hơn là bệnh có thể để lại biến chứng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Dau_hieu_benh_tay_chan_mieng

 

Những dấu hiện của bệnh tay-chân-miệng.Photo by internet

 

Khử trùng xe đưa đón trẻ, lớp học là việc mà nhà trường cần phải làm

Trường học là  một trong những nơi mà bệnh tay-chân-miệng xuất hiện và lây lan nhiều. Để tránh lây lan bệnh tay – chân – miệng nhà trường cần có biện pháp chủ động phòng tránh. Một trong những khu vực dễ bị vi khuẩn, virus tay-chân-miệng tấn công nhất đó chính là xe đưa đón trẻ và khu vực lớp học. Xe đưa đón và lớp học là nơi chứa nhiều học sinh, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh cũng như diệt khuẩn, khử trùng gặp nhiều khó khăn. Trên những chiếc xe đưa đón học sinh thường xuyên phải sử dụng đến hệ thống làm lạnh nên nhiệt độ trên xe ẩm thấp, làm cho lượng vi khuẩn trú ngụ trên xe là rất nhiều, dễ lây lan bệnh tay-chân-miệng cho các em.

Để đảm bảo an toàn cho các em nhà trường cần tiến hành phun thuốc khử trùng không khí Resparkle trên xe đưa đón, sử dụng chất tẩy rửa hữu cơ để vệ sinh thiết bị, nội thất trên xe ô tô.

Trong lớp học, nhà trường sử dụng dung dịch cloramin để tẩy rửa lớp học, dụng cụ dạy học, đồ chơi, bếp ăn rồi đổ dung dịch đó xuống cống để diệt muỗi, kết hợp với việc phun thêm thuốc khử trùng không khí Resparkle để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, để phòng bệnh, các trường cũng lưu ý phụ huynh cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy mạnh cho mình và cho các bé, giữ vệ sinh để đảm bảo vệ sinh chung cho trẻ em.

 

khu-trung-xe-dua-don-hoc-sinh

 

Khử trùng xe đưa đón các em học sinh để phòng tránh bệnh Tay-chân-miệng. Photo by internet

 

Bạn có thể xem thêm bài viết: Nên khử mùi, diệt khuẩn gây bệnh trên xe hơi, xe đưa đón học sinh, CBCNV

 

Đối với những trẻ bị mắc bệnh tay-chân-miệng cần điều trị như thế nào?

Chị NHB (32 tuổi, ngụ quận Thanh Xuân) phụ huynh của một bé gái từng mắc bệnh tay-chân-miệng chia sẻ:

“Ban đầu, cháu nổi các mụn nước nhỏ ở ngón tay, bàn tay, sau đó trong miệng cũng xuất hiện các vết đỏ như phỏng rộp. Sau khi biết cháu đã mắc bệnh tay - chân - miệng, tôi chịu khó vệ sinh sạch sẽ cho cháu bằng cách cho cháu súc miệng nước muối, rơ lưỡi hàng ngày, tay chân cũng được rửa bằng xà phòng  hoặc thuốc khử trùng cá nhân Resparkle  nên luôn giữ sạch sẽ. Lúc đầu việc rửa chân tay bằng xà phòng cho bé rất khó khăn, vì bé lười tiếp xúc với nước trong thời gian lâu, với lại lúc cho bé đi dạo gần nhà đem theo xà phòng rất bất tiện. Được các chuyên gia tư vấn thuốc khử trùng cá nhân Resparkle cũng có thể thay thế xà phòng nên tôi chuyển sang sử dụng  thuốc khử trùng cá nhân Resparkle mỗi lần vệ sinh tay chân cho bé. Nhờ vậy, sau vài ngày tình trạng bệnh của cháu đã đỡ và không phải ở lại bệnh viện để điều trị.

 

chai-xit-khu-trung-ca-nhan-resparkle

 

Chai xịt khử trùng cá nhân Resparkle bảo vệ con bạn khỏi các loại vi khuẩn gây bệnh. Photo by Moitruongdeal

 

Hiện nay bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh. Để chủ động phòng bệnh, mọi người cần thực hiện rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), hoặc sử dụng thuốc xịt khử trùng cá nhân Resparkle đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Copyright © 2016 - XỬ LÝ MÙI XE Ô TÔ

Powered by: moitruongdeal.vn - lọc khí gia đình